Nữ bác sỹ và “bí kíp” trở thành người bạn đồng hành của bệnh nhân hiếm muộn
Gặp bác sỹ Luyện Thị Ngọc Dung – một chuyên gia uy tín của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt-Bỉ trong một ngày cuối năm, người phụ nữ từng được bệnh nhân hiếm muộn mượn tên để đặt cho con gái mình đã ân cần chia sẻ “bí quyết” trở thành “bà đỡ” mát tay cho các ca vô sinh hiếm muộn lâu năm, nhiều khi tưởng như tuyệt vọng trong hành trình “tìm con yêu”…
Gặp bác sỹ Luyện Thị Ngọc Dung – một chuyên gia uy tín của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt-Bỉ trong một ngày cuối năm, người phụ nữ từng được bệnh nhân hiếm muộn mượn tên để đặt cho con gái mình đã ân cần chia sẻ “bí quyết” trở thành “bà đỡ” mát tay cho các ca vô sinh hiếm muộn lâu năm, nhiều khi tưởng như tuyệt vọng trong hành trình “tìm con yêu”…
Cách thức điều trị phù hợp: "Tôi không cần gì hơn thế này!”Bác sỹ Dung chia sẻ: “Tôi rất tâm đắc nhận định của Tiến sỹ Lê Vương Văn Vệ - người sáng lập Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ, và cũng là người thầy của tôi, rằng đa phần các nguyên nhân về vô sinh hiếm muộn gần như điều trị được hết. Tuy nhiên, đối với mỗi bệnh nhân, con đường và cách thức điều trị từng giai đoạn là khác nhau.”Trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, tình huống tôi hay gặp nhất đó là bệnh nhân họ đã điều trị ở rất nhiều nơi rồi và họ đã bỏ ra chi phí rất lớn. Các cơ sở y tế khác, người ta đã “can thiệp” để điều trị hiếm muộn cho họ rồi, nhưng không thành công. Bệnh nhân cứ lòng vòng đi quanh các Viện điều trị với mục đích chỉ là khám.Cứ khám đi khám lại rồi cũng kết luận “bệnh tình” vẫn là như thế, lại điều trị quy trình cũ, ngay lập tức thấy không thành công là họ nản. Họ lại đi nơi khác và vẫn lặp lại cách điều trị cũ. Như vậy, chẳng phải điều quan trọng nhất là phù hợp hay sao. Với sự phát triển ngày càng hiện đại của Y học, có nhiều con đường đi đến một mục đích chung nhất mà bệnh nhân mong muốn.Đối với những trường hợp bệnh nhân đi điều trị 20 năm rồi, nếu bác sỹ tiếp tục miệt mài theo đuổi quyết tâm có con cho bệnh nhân bằng chính trứng và tinh trùng của họ thì gần như là không thể. Song, nếu bác sỹ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện phương pháp xin trứng hoặc xin tinh trùng của người khác, thì hoàn toàn có thể điều trị trong vòng “một nốt nhạc” theo cách nói trẻ trung bây giờ.
“Tôi đã gặp rất nhiều ca như thế” – Bác sỹ Dung cho biết, khi thành công, có bệnh nhân tâm sự rất xúc động: “Lâu nay chị chỉ nghĩ rất đơn giản là mình phải có con, con của chính mình. Giờ xin trứng, sau đó mang thai, sinh ra, chăm sóc, nuôi dưỡng. Công sinh - công dưỡng, chị thấy rất mãn nguyện, không còn cần gì hơn”.Từ đó, bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung cho rằng, điều quan trọng nhất bây giờ là bác sĩ điều trị phải tư vấn sao cho hợp tình, hợp lý và thật sự hiệu quả. Bản thân cũng là người vợ, người mẹ, BS Dung luôn cố gắng thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ với bệnh nhân không chỉ với tư cách là người thầy thuốc, mà hơn hết còn là người bạn, người chị, người em thân thiết nhất của bệnh nhân.Chăm sóc tâm lý và định hướng điều trị đúng cho chị em Khi tiếp xúc với những bệnh nhân hiếm muộn lâu năm, ngoài việc điều trị bệnh lý hiếm muộn của họ, BS Dung cho rằng người thầy thuốc còn phải điều trị tâm lý cho chị em nữa. Đối với bệnh nhân hiếm muộn, có một điều đặc biệt là họ có mong muốn được trao đổi trực tiếp với bác sỹ hỗ trợ mình, được lắng nghe, được chia sẻ. Với nhiều yếu tố tâm lý hay cảm giác mặc cảm, mong muốn trên lại được đề cao hơn.“Chị em nữ giới hay e ngại, vì thế, là bác sỹ nữ, tôi luôn nghĩ mình cần “tỉ tê”, thân thiết thật sự với bệnh nhân để điều trị tốt nhất, giúp họ củng cố quyết tâm và ổn định tâm lý. Có khi, chị này hiếm muộn do vấn đề về trứng, có bệnh nhân đang phải canh niêm mạc đến “cháy lòng lo toan”, có chị lại đang gặp vấn đề liên quan đến phụ khoa, vừa tế nhị vừa phức tạp, nhiều yếu tố liên quan cùng lúc.Khi đó, mình là người bác sĩ, mình hiểu được tâm lý lo lắng, bồn chồn của chị em để gần gũi, an ủi và nâng cao nhận thức về lĩnh vực này. Xử lý xuất sắc được các tình huống trên sẽ là tiền đề cho việc tiến hành những phương pháp y học ưu việt, để giúp họ có em bé tuyệt nhất và giá thành… mềm nhất. Có những ca bệnh khó, đã chuyển phôi nhiều Bệnh viện khác nhưng chuyển lần nào cũng thất bại.
Tâm lý của các chị ấy rất bất ổn. Lúc đó, mình cố gắng thuyết phục bệnh nhân để các chị hiểu rằng việc tiếp tục chuyển phôi là cần thiết, hơn nữa với công nghệ hiện nay và sự mát tay của các bác sỹ, qua thăm khám khẳng định tỷ lệ thành công lúc này là rất cao.Sẽ thành công chứ không phải “hết đường”. Sự thật là chúng tôi rất vui mừng, nhiều ca “hạ quyết tâm” như thế đã thành công. Đây không phải là sự cảm tính của Người thầy thuốc, mà phải dựa trên các tính toán rất khoa học, với một thái độ chăm sóc chữa trị chân tình”.
Lam Quân