Cách phòng các loại bệnh về da mùa lạnh không thể bỏ qua

Thời tiết lạnh, khô dễ làm bùng phát các bệnh da mãn tính như viêm da cơ địa, mày đay, vảy nến... Do đó những biện pháp để phòng bệnh về da trong mùa lạnh rất quan trọng để bảo vệ làn da và sức khỏe.

Thời tiết lạnh, khô dễ làm bùng phát các bệnh da mãn tính như viêm da cơ địa, mày đay, vảy nến... Do đó những biện pháp để phòng bệnh về da trong mùa lạnh rất quan trọng để bảo vệ làn da và sức khỏe.

Thạc sĩ- bác sĩ Chuyên khoa 2 Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Thời tiết khô hanh làm gia tăng số lượng bệnh nhân đến khám về vấn đề khô da.Ước tính thời gian gần đây khoảng 50% số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đều liên quan đến vấn đề khô da gây ngứa. Trong đó, có những trường hợp trẻ em bị viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng cần nhập viện điều trị nội trú.Theo bác sĩ Diệp, khi thời tiết rét đậm, rét hại, bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị bệnh cước. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt, mảng da mềm màu đỏ hoặc tím do phản ứng với lạnh. Đây là một dạng khu trú của viêm mao mạch.

Mùa lạnh, khô rất dễ mắc những bệnh da liễu nguy hiểm. Ảnh Lao Động
Mùa lạnh, khô rất dễ mắc những bệnh da liễu nguy hiểm. Ảnh Lao Động

Dưới đây là một số biểu hiện, nguyên nhân của các bệnh về da thường gặp trong mùa lạnh, thời tiết hanh khô.Bệnh viêm da cơ địa (chàm)Thường gặp ở những người có tiền sử dị ứng. Biểu hiện của bệnh là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Vào mùa Đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi, còn gọi là chàm. Khi bị chàm, trẻ có biểu hiện khởi đầu là đỏ da, sẩn, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy, rồi bong vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán. Bệnh nặng có thể lan đến mặt, dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi.Bệnh ngứa do lạnhBiểu hiện ngứa có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nhiều người ngứa không chịu được nên gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.Nguyên nhân gây bệnh do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ, cùng với mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các chất béo tự nhiên khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.Bệnh vảy nếnBệnh về da thường gặp vào mùa đông, tổn thương là các dát đỏ có vảy trắng, vảy dày, dễ bong. Vị trí hay gặp là khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân. Mùa đông da khô dễ ngứa, chà xát nhiều, có thể là điều kiện thuận lợi làm bệnh vượng lên.Bệnh mày đay:Bệnh ngoài da hay gặp với triệu chứng là những mảng sẩn phù, kích thước và số lượng thay đổi, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mày đay khỏi không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên người bệnh rất ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng, người bệnh có thể kèm theo đau bụng, khó thở, sốt.Để tránh bệnh nặng hơn và không gặp phải biến chứng trong mùa lạnh, khô, bác sĩ Diệp đưa ra lời khuyên: Mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Đeo khẩu trang, găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại. Hạn chế gãi, cắt ngắn móng tay, tránh gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.Không tắm nước lá, nước quá nóng, xà phòng. Không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. Bôi dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách để bảo vệ làn da.Khi đã tuân thủ hướng dẫn mà bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp.

Hương Giang- Minh Vũ